Cậu học trò vùng sâu tiết lộ bí quyết vào chung kết Olympia

Cậu học trò vùng sâu tiết lộ bí quyết vào chung kết Olympia

Bí quyết học tập giản đơn vậy thôi đủ giúp cậu học trò ở huyện vùng sâu, vùng xa chiến thắng cuộc thi quý II với điểm số ấn tượng và xuất sắc lọt vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia.

Niềm tự hào của thầy cô

Vũ Quốc Anh học sinh lớp 11B11, Trường THPT Ngô Gia Tự, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã giành 300 điểm và về nhất trong cuộc thi quý II (Đường lên đỉnh Olympia). Em là học sinh thứ 3 của Đắk Lắk vào chung kết năm và là đại diện đầu tiên của Trường THPT Ngô Gia Tự đạt thành tích này.

"Trong các vòng thi ở quý II Đường lên đỉnh Olympia, em khá run. Tuy nhiên nhờ sự cổ vũ của gia đình, thầy cô và bạn bè nên em lấy lại được bình tĩnh và cảm thấy tự tin hơn. Em cũng bất ngờ và mừng đến phát khóc khi đạt được kết quả như vậy. Thông qua cuộc thi này, em tích lũy được nhiều kiến thức và có thêm bạn mới", Quốc Anh lâng lâng cảm xúc nói.

Nói về học trò của mình, cô Phạm Thị Dinh – Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Gia Tự vô cùng tự hào vì Quốc Anh là đại diện đầu tiên của trường đạt thành tích này. 

Cô Dinh cho hay: Là lớp phó học tập, Quốc Anh học đều các môn, tính tình hiền lành, ngoan ngoãn và khiêm tốn. Ngoài giờ học trên lớp, em thường xuyên tìm tòi, học hỏi qua sách báo, mạng Internet.

"Nhà trường luôn tạo điều kiện, hỗ trợ kiến thức cho Quốc Anh mọi lúc, mọi nơi. Thầy cô và bạn bè luôn đồng hành và chúc Quốc Anh bình tĩnh, tự tin đạt kết quả tốt nhất trong trận chung kết năm", cô Dinh tâm sự.

Tự học để chinh phục tri thức

Thương bố mẹ vất vả trong công việc đồng áng, Quốc Anh tự hứa phải học thật giỏi để sau này đỡ đần gia đình. Bố mẹ bận rộn nên em tự học là chủ yếu, có gì chưa hiểu em hỏi thêm chị và thầy cô giáo.

Cậu học trò vùng sâu tiết lộ bí quyết vào chung kết Olympia ảnh 1
Vũ Quốc Anh dành thời gian tự tìm tòi, học hỏi ở nhà và không đi học thêm. Ảnh: TG

Ngoài giờ học trên lớp, Quốc Anh tự học ở nhà và không đi học thêm. Hàng ngày, em phân chia thời gian giữa việc học, đọc sách báo và giải trí. 

Quốc Anh cho biết: Em thích nhất môn Tin học nhưng vẫn phân chia thời gian đều cho các môn học. Thời gian rảnh rỗi em mới tìm tòi và nghiên cứu thêm môn học yêu thích.

Chia sẻ kinh nghiệm tích lũy kiến thức, Quốc Anh cho hay: Khi tâm trạng thoải mái và có hứng thú, kiến thức dễ dàng "vào đầu" hơn. Mặc dù bố mẹ nghiêm khắc nhưng chưa bao giờ tạo áp lực trong việc học hành đối với em. Bố mẹ luôn tin tưởng, động viên, ủng hộ Quốc Anh trong học tập cũng như cuộc sống. Ngoài thời gian học, những khi rảnh rỗi, Quốc Anh phụ bố mẹ làm nương rẫy.

"Em chủ yếu học kiến thức qua thầy cô, bạn bè, sách báo và mạng Internet. Bên cạnh đó, em cũng tham gia vào nhóm các bạn cùng thi Olympia khắp cả nước. Qua đó, em có thể trao đổi, nâng cao kiến thức của bản thân. 

Có những câu hỏi, vấn đề nào chưa hiểu, chúng em có thể trao đổi, bàn bạc với nhau. Nhờ vậy, em quen bạn ở khắp mọi nơi trên cả nước. Sau này, em mong muốn thi vào ngành công nghệ - thông tin. Tuy nhiên, em còn một năm lớp 12 và kỳ thi tốt nghiệp nên trước mắt, em cố gắng học thật tốt", Quốc Anh nói.

Chuẩn bị cho trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia, Quốc Anh cho biết sẽ cố gắng ôn tập và học hỏi thêm kiến thức từ thầy cô, bạn bè và sách báo. Bên cạnh đó, em chuẩn bị tâm lý vững vàng, tự tin, bình tĩnh.

"Trước mắt em dành thời gian để học tập, hoàn thành kỳ thi học kỳ II. Sau khi thi xong, em sẽ tập trung ôn luyện kiến thức cho trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia. Em sẽ cố gắng ôn tập, trau dồi kiến thức để đạt thành tích cao trong cuộc thi sắp tới. Tuy nhiên, em không tạo áp lực cho bản thân, sẽ cố gắng giữ bình tĩnh để có thể trả lời các câu hỏi chính xác, nhanh nhất", Quốc Anh chia sẻ.

Nói về thành tích của cậu học trò đến từ huyện vùng sâu đạt được trong cuộc thi quý Đường lên đỉnh Olympia, ông Phạm Đăng Khoa (Giám đốc Sở GD&ĐT Đắk Lắk) đánh giá cao sự nỗ lực của Quốc Anh cũng như hỗ trợ của thầy cô tại Trường THPT Ngô Gia Tự đã bồi dưỡng giúp em đạt kết quả cao.

"Quốc Anh lọt vào chung kết năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia là niềm tự hào không chỉ cá nhân, nhà trường mà còn là của ngành Giáo dục Đắk Lắk. Qua đó, 2 năm liên tiếp tỉnh Đắk Lắk có học sinh lọt vào chương trình chung kết năm", ông Khoa nói.

Vũ Quốc Anh sinh ra và lớn lên tại xã Ea Kmút, một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ea Kar, Đắk Lắk. Em là con út trong gia đình có 4 chị em. Quốc Anh chia sẻ, trong việc học, em không tạo áp lực cho bản thân mà chỉ học khi có hứng thú. Em học nhiều kiến thức từ thầy cô, bạn bè, Internet và em có tham gia một nhóm các bạn cùng thi Olympia khắp cả nước để trau dồi, mở rộng, nâng cao kiến thức cho bản thân.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Mẫu viên nang điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu: Xấu hổ, vông nem, hậu phác nam và cam thảo nam.

Viên nang dược liệu chữa mất ngủ

GD&TĐ - Các nhà khoa học Đại học Y Dược TPHCM đã nghiên cứu bào chế viên nang hỗ trợ điều trị mất ngủ có thành phần từ dược liệu.
Minh họa/INT.

Phê bình nghệ thuật đang ở đâu?

GD&TĐ - Một thực tế khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt nghệ thuật là các nhà phê bình lặng lẽ “đi trốn”, phó mặc “sân chơi” truyền thông, mạng xã hội.
Với tư cách ông bà, bạn có rất nhiều điều để cống hiến cho các thế hệ trẻ trong gia đình mình. (Ảnh: ITN)

Kỹ năng giúp ông bà gần gũi cháu

GD&TĐ - Hãy cùng khám phá những lợi ích của việc kết nối với thế hệ trẻ và cách xây dựng mối quan hệ lành mạnh, giàu cảm xúc với con cháu của bạn.