Đề thi chuyên Ngữ văn TP.HCM: Học sinh không vững lí luận vẫn có thể viết từ trái tim

Đề thi chuyên Ngữ văn TP.HCM: Học sinh không vững lí luận vẫn có thể viết từ trái tim

Cô Phượng cho biết: Hình thức đề thi với 2 câu hỏi lần lượt bao gồm: Câu thứ nhất thuộc phần Nghị luận xã hội (4 điểm) và câu thứ 2 thuộc phần Nghị luận văn học (6 điểm). Cũng như đề thi năm 2019, đề năm 2020 có cấu trúc đề quen thuộc.

Câu 1. Phần Nghị luận xã hội bắt đầu từ một câu chuyện khá thú vị của người Nhật nêu quan điểm về lời khen ngợi, mà cụ thể hơn là những hạn chế do lời khen đem lại (khen khiến ta bị lệ thuộc, được khen có nghĩa là không bằng người ta, được khen ngợi tất yếu lựa chọn cách sống nương theo người khác và kìm hãm tự do của chính mình). Vấn đề nêu ra đối lập, yêu cầu học sinh phải nêu rõ quan điểm của mình: đồng ý hay không.

Đề bài đòi hỏi học sinh phải có chính kiến, dám bộc lộ suy nghĩ cá nhân dù lựa chọn phương án nào. Đề này nếu học sinh lựa chọn nước đôi sẽ khó được đánh giá cao. Đồng thời đề bài cũng đòi hỏi học sinh phải biết cách lập luận sắc bén, thuần thục trong việc lấy dẫn chứng.

Câu 2. Là câu hỏi phần Nghị luận văn học, đề yêu cầu cao về lí luận, cụ thể là khẳng định những rung động say mê, cảm xúc chân thành của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật ngôn từ, thông qua hình ảnh trái tim- hạt, thơ ca - lá . Yêu cầu đề rõ ràng "đặc trưng của sáng tạo nghệ thuật" nhưng không nhấn mạnh đến lí trí, tài năng, quá trình sáng tạo nghệ thuật… mà khẳng định yếu tố tình cảm, khởi nguồn của nghệ thuật ngôn từ.

"Đề Văn chuyên TP. Hồ Chí Minh năm nay tập trung không chỉ đánh giá kĩ năng lập luận mà còn là khả năng cảm thụ văn học của thí sinh. Có thể nói, đề thi có phạm vi kiến thức rộng, thỏa mãn được sự sáng tạo của học sinh, nhất là những em yêu văn, có năng khiếu về ngôn từ. Nội dung đề tương đối khó khó, nhưng dễ xác định trọng tâm bài làm. Đề thi hay, nếu học sinh không vững lí luận vẫn có thể viết từ trái tim. Với đề này, nhiều học sinh sẽ đạt điểm 6.5 đến 7.5" – cô Phượng nhận định.

Đề thi chuyên Ngữ văn TP.HCM: Học sinh không vững lí luận vẫn có thể viết từ trái tim ảnh 1

Cũng đưa nhận định về đề thi, cô Văn Trịnh Quỳnh An – Giáo viên Hệ thống Giáo dục Hocmai cho biết:

Câu 1 - câu nghị luận xã hội là cuộc đối đáp giữa chàng trai trẻ và triết gia về lời khen ngợi trong cuộc sống. Học sinh cần chú ý thái độ của con người trước lời khen ngợi trong cuộc sống mới là quan điểm của triết gia: thứ nhất là nếu vui trước lời khen ngợi của người khác, thứ 2 là nếu lời khen ngợi trở thành mục đích sống... thì con người sẽ trở nên như thế nào. Học sinh có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm đã cho. Cách đặt vấn đề khá mới, thú vị và sâu sắc. Đây là câu hỏi khó, là "đất" để học sinh thực sự giỏi thể hiện quan điểm, cách nhìn của mình.

Câu 2 - vấn đề không mới nhưng cách hỏi thú vị. Thơ ca từ trước tới nay là tiếng nói của trái tim, tình cảm. Cách đặt vấn đề thú vị sẽ tạo cảm hứng cho học sinh thể hiện những cảm nhận của mình.

"Nhìn chung, đây là một đề hay, gợi cảm hứng, thú vị, vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng sâu sắc và có tính giáo dục cao. Đề thi sẽ chọn được những học sinh thực sự xuất sắc và có nhiều tâm huyết với môn Văn" – cô Quỳnh An cho hay.

Đề thi chuyên là đề dành cho thí sinh có nguyện vọng vào các trường chuyên, lớp chuyên, gồm 2 trường chuyên: THPT Chuyên Lê Hồng Phong và Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa. Các trường THPT có lớp chuyên là THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Gia Định, THPT Nguyễn Hữu Huân và THPT Mạc Đĩnh Chi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.