Dùng lao động trẻ em: 5 gã khổng lồ công nghệ bị kiện

GD&TĐ - Apple, Google, Microsoft, Dell và Tesla đều bị kiện vì đã hưởng lợi từ việc sử dụng lao động trẻ em tại các mỏ cobalt (một loại kim loại hiếm) ở Cộng hòa Congo.

Trẻ em lao động ở mỏ cobalt Congo
Trẻ em lao động ở mỏ cobalt Congo

Lợi dụng lao động trẻ em?

Các nhà hoạt động quyền quốc tế đã đệ trình một vụ kiện liên bang chống lại 5 công ty ở Washington. Khiếu nại cho rằng các công ty “đang cố gắng hưởng lợi, ủng hộ và tiếp tục việc sử dụng trẻ em một cách tàn nhẫn và tàn bạo” để khai thác cobalt trong điều kiện cực kỳ nguy hiểm.

Bản khiếu nại cho rằng “trong một thời gian đáng kể”, bên bị kiện đã biết rằng công nghiệp khai mỏ ở Congo “phụ thuộc vào trẻ em”. Thêm vào đó, theo Bộ Lao động của Mỹ, việc khai mỏ colbalt ở khu vực này được liệt kê là sản xuất nhờ lao động trẻ em hoặc lao động cưỡng bức.

Hơn nữa, theo bản khiếu nại, những điều kiện vô cùng tồi tệ của những đứa trẻ này đã được công bố rộng rãi trên truyền thông, trong đó có loạt bài về cobalt do Washington Post, the Guardian và một số tờ báo khác xuất bản.

Cobalt là thành phần chính của pin lithium-ion, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bất kỳ thiết bị điện có thể sạc nào. 2/3 sản lượng cobalt trên thế giới được khai thác từ Congo.

Năm 2018, một cuộc điều tra của CNN cho thấy lao động trẻ em và tham nhũng vẫn phổ biến ở Congo. Nhiều công ty, bao gồm Tesla, cho biết họ không thể theo dõi toàn bộ các đường dây cung cấp cho họ, do cái mà họ gọi là bản chất phức tạp của việc tìm kiếm các nguồn kim loại quý.

Các nhà sản xuất ô tô điện cũng cho biết, họ đã lấy phần lớn cobalt từ các nhà cung cấp bên ngoài Congo và “cam kết chỉ tìm nguồn cung ứng nguyên liệu sản xuất có trách nhiệm”. Apple là một trong số ít các công ty tiết lộ các nhà cung cấp của họ.

Phản hồi của bên bị kiện

Vụ kiện mới đã được đệ trình thay mặt cho hơn một chục nguyên đơn giấu tên, bao gồm “những người bảo vệ trẻ em bị giết trong đường hầm hoặc tường sụp đổ” trong khi khai thác, hoặc “những đứa trẻ bị lừa trong các vụ tai nạn như vậy”.

Đơn khiếu nại nêu chi tiết một số trường hợp trẻ em đã bị thương, trong đó có một cậu bé bị trượt ngã khi làm việc trong mỏ và hiện nay trong tình trạng bị liệt hoàn toàn từ ngực xuống.

Mới đây, Apple từ chối bình luận về cáo buộc và khẳng định họ vẫn “cam kết sâu sắc đối với việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu có trách nhiệm để sử dụng trong các sản phẩm của mình”.

“Kể từ năm 2016, chúng tôi đã công bố một danh sách đầy đủ các nhà tinh chế cobalt được xác định hàng năm. 100% trong số đó đang tham gia vào các cuộc kiểm toán độc lập của bên thứ ba”, một phát ngôn viên cho biết. “Nếu một nhà tinh chế không thể hoặc không muốn đáp ứng các tiêu chuẩn của chúng tôi, họ sẽ bị xóa khỏi chuỗi cung ứng. Năm 2019, chúng tôi đã loại bỏ sáu nhà tinh chế cobalt”.

Năm 2017, nhà sản xuất iPhone cho biết sẽ ngừng sử dụng cobalt từ các thợ mỏ thủ công, nghĩa là các cá nhân thiếu thiết bị chuyên nghiệp. Tháng 5/2018, công ty từ chối bình luận về các báo cáo rằng họ đang đàm phán để mua cobalt trực tiếp từ các mỏ ở Congo.

Dell (DELL) cho biết họ “cam kết tìm nguồn cung ứng khoáng sản có trách nhiệm” và “bảo vệ quyền con người của người lao động ở bất kỳ cấp nào trong chuỗi cung ứng của chúng tôi và đối xử với họ một cách đàng hoàng và tôn trọng”.

“Chúng tôi chưa bao giờ cố ý vận hành bằng cách sử dụng bất kỳ hình thức lao động không tự nguyện nào, cũng như hành vi tuyển dụng gian lận hoặc lao động trẻ em.

Chúng tôi làm việc với các nhà cung cấp để quản lý các chương trình tìm nguồn cung ứng của họ một cách có trách nhiệm. Bất kỳ nhà cung cấp nào có báo cáo về hành vi sai trái đều bị điều tra và, nếu phát hiện ra hành vi sai trái, họ sẽ bị loại khỏi chuỗi cung ứng”, công ty này khẳng định.

Google cho biết họ hợp tác với các nhà cung cấp và các nhóm ngành để giải quyết vấn đề cả trong và ngoài nước. “Lao động và nguy cơ trẻ em là không thể chấp nhận được”, một phát ngôn viên của công ty khẳng định.

Là một thành viên tích cực của Sáng kiến Khoáng sản có trách nhiệm, chúng tôi làm việc cùng với các nhà cung cấp, các công ty khác và các nhóm ngành của chúng tôi để thúc đẩy những nỗ lực trong và ngoài Congo.

Microsoft (MSFT) và Tesla (TSLA) không trả lời các yêu cầu bình luận. Nhưng tất cả các công ty đó đều có các quy tắc ứng xử cho các nhà cung cấp của họ cấm sử dụng lao động trẻ em.

Bên thứ ba cũng không liên quan?

Tổ chức bảo vệ quyền lợi quốc tế tuyên bố trong vụ kiện rằng, trẻ em bị khai thác và bị tổn thương trong các hoạt động khai thác liên quan đến các công ty khai thác Glencore (GLCNF), Umicore và Huayou Cobalt - những nhà cung cấp cho một số hoặc tất cả các bị đơn.

Glencore cũng tuyên bố rằng, họ biết về các cáo buộc trong vụ kiện và công ty “không dung thứ cho bất kỳ hình thức trẻ em, bị ép buộc hoặc lao động bắt buộc nào”. “Sản xuất cobalt của Glencore ở Congo là sản phẩm phụ của sản xuất đồng công nghiệp của chúng tôi”, công ty cho biết.

“Glencore không mua, chế biến hay trao đổi bất kỳ loại quặng nào được khai thác thủ công”. Công ty Thụy Sĩ này cũng cho biết rằng, họ hợp tác với các tổ chức để giúp trẻ em tránh xa việc khai thác thủ công.

Umicore cũng công bố các hướng dẫn nội bộ của mình, trong đó bắt buộc sàng lọc các nhà cung cấp cobalt. Công ty cho biết họ là “một trong những công ty đầu tiên chủ động giải quyết các vấn đề như nhân quyền, lao động trẻ em, điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và tác động môi trường liên quan đến việc khai thác cobalt”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Hủ tục nên bỏ

GD&TĐ - Lễ hội đâm trâu của người Ca Dong là một tập tục có từ ngàn xưa của những bộ tộc tựa lưng vào dãy Trường Sơn...