Học sinh Hong Kong áp lực nặng nề với kỳ thi quyết định vào Đại học

HS Hong Kong lo lắng trước tương lai của bản thân và áp lực từ gia đình
HS Hong Kong lo lắng trước tương lai của bản thân và áp lực từ gia đình

Theo cuộc khảo sát do Câu lạc bộ Hok Yau tiến hành, áp lực của HS tham dự kỳ thi HKDSE năm nay không hề giảm mà còn tăng hơn so với năm ngoái.

Mức áp lực được đánh giá ở mức 6,76/10 của năm nay cao hơn so với mức 6,75 của năm ngoái. CLB Yok Yau đã phỏng vấn 1.970 HS tại 24 trường học và có được kết quả này.

Khoảng 10,5% HS đánh giá áp lực mà họ cảm thấy ở mức cao nhất là 10 và cho biết họ không thể chịu được căng thẳng của kỳ thi.

Tuy nhiên, nói chung, HS cảm thấy bớt căng hơn với các môn bắt buộc như: Tiếng Trung, tiếng Anh, Toán… vì áp lực điểm số đã giảm so với năm ngoái. Tuy nhiên, tiếng Anh vẫn là môn đáng sợ nhất với mức áp lực là 6,76/10, trong đó áp lực môn Toán là 6.14/10.

Quang cảnh phòng thi của HS Hong Kong
 Quang cảnh phòng thi của HS Hong Kong

Giám đốc Ng Po-shing của trung tâm hướng dẫn HS của CLB trên tin rằng vì HS quen hơn với định dạng chương trình học, bài cử, mức độ khó và yêu cầu nên họ có thể chuẩn bị tốt hơn, do đó bớt lo lắng chút ít.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng thấy rằng 87,5% HS cho biết họ rất khó thư giãn khi chuẩn bị cho kỳ thi, trong khi đó số HS lo lắng như vậy trong năm ngoái chỉ là 33,5%. Trong số những HS được khảo sát, 59.5% thừa nhận cảm thấy căng thẳng khi lo lắng về tương lai của mình và 57,4% lo sợ không đủ thời gian để học.

Số thí sinh tham dự kỳ thi HKDSE năm nay đã giảm xuống con số 56.305 so với năm ngoái là 59.005 thí sinh.

“Mặc dù số thí sinh giảm xuống nhưng các em lại có kỳ vọng cao hơn về bản thân, điều này tạo ra nhiều áp lực hơn. Nguyên nhân vì HS cho rằng việc tuyển vào ĐH sẽ khắt khe hơn nên khó vào ĐH hơn” – ông Ng nói.

Ngoài ra, gần 30% HS nói rằng phụ huynh đặt áp lực tiêu cực lên các em.

Nhân viên xã hội Chan Sin-man của CLB trên nói rằng các bậc phụ huynh có thể đảm nhận vai trò người hỗ trợ cho con cái mình trong thời gian thi để biết về lịch thi và các thông tin khác.

Kỳ thi HKDSE có hiệu lực năm 2012 và được tiến hành vào cuối bậc trung học kéo dài 6 năm của HS Hong Kong. Kỳ thi trên kéo dài từ giữa tháng 2 tới đầu tháng 5 và kết quả được công bố vào tháng 7. Kết quả kỳ thi này được xem là chỉ số đánh giá thành công của HS trong việc có được nhận vào ĐH hay không.
Theo The Standard

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT.

Khi trách nhiệm… 'mơ màng'!

GD&TĐ - Trước khi mọi việc đi quá xa thì cần nghĩ đến đường dài cho nhạc hội bằng sự lắng nghe, cầu thị và tôn trọng khán giả.
Kết quả thi GCSE tại Anh sẽ tiếp tục giảm do ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học thời Covid-19.

Covid-19 vẫn 'đeo bám' học sinh Anh

GD&TĐ - Nghiên cứu do Quỹ Nuffield, quỹ từ thiện của Anh, tài trợ, dự đoán điểm số các môn thi chính trong kỳ thi GCSE sẽ giảm đến năm 2030.
Nhiều người lợi dụng thị thực du học để nhập cư Australia trái phép.

Ngăn chặn tình trạng lừa đảo du học

GD&TĐ - Các đại lý du học thiếu uy tín thường vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp về cuộc sống đại học và cơ hội nhập cư để lừa sinh viên quốc tế đăng ký.
Robot chơi piano của nhóm sinh viên.

Sinh viên chế tạo robot chơi piano

GD&TĐ - Nhóm sinh viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM chế tạo robot có thể chơi hàng trăm bản nhạc khác nhau một cách thuần thục với đàn piano.