Khi công nghệ tiếp tay… gian lận

Khi công nghệ tiếp tay… gian lận

Những năm gần đây, HSSV không chỉ sử dụng ngày càng nhiều điện thoại thông minh mà còn sở hữu nhiều thiết bị khác nhằm “nâng cao” các kỹ năng và kiến ​​thức.

Vô vàn công nghệ gian lận

Sự xuất hiện của “CheatTech” (tạm dịch là “Công nghệ gian lận”) đang trở thành một vấn nạn đối với các hệ thống trường học trên toàn thế giới. Trong một báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Độc lập về sai sót được công bố ở Anh, điều gây ngạc nhiên nhất là các chuyên gia khuyến cáo rằng, tất cả đồng hồ nên bị cấm tại các phòng thi của Anh, để loại bỏ khả năng gian lận của HS khi sử dụng đồng hồ thông minh. Báo cáo này cho rằng, một số đồng hồ thông minh hoàn toàn không thể phân biệt được với đồng hồ “câm”, các tác giả của báo cáo khẳng định, cách duy nhất để ngăn chặn “sai lầm” trong kỳ thi là cấm bất kỳ loại đồng hồ nào.

“Nó có thể trông giống như một chiếc đồng hồ có thời gian, bạn nhấn một nút và nó sẽ trở thành một chiếc đồng hồ kiểu email”, Sir John Dunford, Chủ tịch của Ủy ban giải thích. “Nếu bạn không cấm tất cả các loại đồng hồ, tôi nghĩ rằng bạn đang giao một công việc rất khó khăn cho những người giám sát phòng thi. Vì vậy, tôi nghĩ rằng điều rõ ràng cần làm ở đây là cấm đồng hồ”.

Đây được xem như một biện pháp quyết liệt, nhưng đó chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Chẳng hạn ở Anh, báo cáo của Ủy ban không chỉ cho thấy viễn cảnh xa xôi của SV một ngày nào đó giấu thiết bị bên dưới móng tay giả, mà các trường hợp sử dụng điện thoại thông minh để gian lận cũng tăng khoảng 26%.

Điện thoại thông minh là mối nguy hiểm vô cùng rõ ràng trong các kỳ thi, nhưng điều thú vị là công nghệ sáng tạo đã biến HSSV trở thành những kẻ gian lận như thế nào. Ở Hoa Kỳ, những báo cáo gần đây về việc SV sử dụng tai nghe nhỏ để nghe nội dung được truyền từ điện thoại thông minh trong ba lô của họ, trong khi các sinh viên khác thừa nhận, họ đã sử dụng một số công cụ để cô đọng một đoạn văn bản dài thành một văn bản ngắn hơn.

Cuộc đua không ngừng

CheatTech không dừng lại với tai nghe nhét tai. Năm 2016, SV đại học Thái Lan đã bị bắt gặp sử dụng máy ảnh “gián điệp” trong kính cận để truyền câu hỏi thi cho đồng phạm từ xa, sau đó họ gửi câu trả lời tương ứng cho đồng hồ thông minh của SV. Điều này cũng từng xảy ra ở một kỳ thi tại Singapore trong cùng năm. Tại Trung Quốc, một số HS thậm chí đã đi xa đến mức sử dụng dấu vân tay giả để gian lận trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia. Một số SV khác sử dụng công cụ có thể truyền câu hỏi và nhận câu trả lời.

Các kỳ thi được coi là thước đo khách quan về khả năng của HS trong một môn học cụ thể. Nhưng trong các trường hợp trên, rõ ràng là đã đi ngược với quy chuẩn thông thường, các kỳ thi bỗng trở thành thước đo cho sự gian lận và láu cá. Tuy nhiên, hành động gian lận thi cử cũng có thể là dấu hiệu của áp lực lớn do nhiều HSSV đang phải đối mặt hệ thống giáo dục cố định.

Suy cho cùng, hành vi gian lận trong các kỳ thi cũng là một dấu hiệu cho thấy tốc độ phát triển của công nghệ. Các cơ quan giáo dục Trung Quốc đã sử dụng một số hệ thống nhận dạng khuôn mặt, xác minh dấu vân tay, máy dò kim loại, máy bay không người lái và thiết bị gây nhiễu tín hiệu để đấu tranh ngăn chặn những HSSV gian lận. Tuy nhiên, điều quan trọng là, với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ, HSSV sẽ lại sớm tìm ra những cách thức mới để cải thiện kết quả thi. Và cuộc “chạy đua vũ trang” này sẽ không bao giờ có điểm dừng.

Theo Forbes

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ