Nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh khiếm thính cấp Tiểu học

Lớp bồi dưỡng do Trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh, phối hợp với Ban Quản lý dự án QIPEDC (Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính cấp Tiểu học thông qua ngôn ngữ ký hiệu, Bộ GD&ĐT) cùng Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang tổ chức.

Có 40 đại biểu là người khiếm thính thuộc Câu lạc bộ khiếm thính 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long tham dự từ ngày 30/7 đến 2/8.

Tại lớp bồi dưỡng, các đại biểu được tập huấn 4 chủ đề: Ngôn ngữ và giao tiếp trong học tập của học sinh khiếm thính; Hỗ trợ học sinh khiếm thính, phụ huynh học và thực hành ngôn ngữ ký hiệu; Hỗ trợ giáo viên và nhân viên nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu trong dạy học và giao tiếp với học sinh khiếm thính; Hỗ trợ hòa nhập, giáo dục giới tính, phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em khiếm thính.

Mỗi chủ đề được tổ chức với các hoạt động phong phú: xem phim, thực hành kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu, trò chơi...

Thông qua Ngân hàng thế giới (The World Bank), Quỹ hợp tác toàn cầu tài trợ theo kết quả đầu ra (The Golobal Parnershipi on Result - Based Aid - GPRBA) đã tài trợ kinh phí không hoàn lại cho chính phủ Việt Nam thực hiện Dự án Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính cấp Tiểu học thông qua ngôn ngữ ký hiệu (Quality immprovement of primary education for deaf chilđren projec - QIPEDC).

Mục tiêu của dự án QIEDC là tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của học sinh khiếm thính thông qua sử dụng ngôn ngữ ký hiệu và Bồi dưỡng giáo viên, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, người lớn khiếm thính, phụ huynh học sinh khiếm thính dạy môn Toán và Tiếng Việt bằng ngôn ngữ ký hiệu.

Đại biểu tham gia tập huân dự án là đối tượng người khiếm thính có trình độ từ lớp 5 trở lên và có khá năng sử dụng ngôn ngữ ký hiệu ở mức cơ bản trước khi tham gia dự án.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Tham vọng đi vào lịch sử

GD&TĐ - Bầu cử Quốc hội ở Ấn Độ luôn là sự kiện không nơi nào trên thế giới có thể sánh được về quy mô và thời gian.