Nàng công sở bị cho nghỉ sau... 2 ngày thử việc, dân mạng ngã ngửa khi biết lý do

Nàng công sở bị cho nghỉ sau... 2 ngày thử việc, dân mạng ngã ngửa khi biết lý do

Thử việc là quãng thời rất cần thiết để người lao động và công ty có thể “kiểm tra” lần nhau, xem xét độ phù hợp của cả hai trước khi quyết định đi tiếp cùng nhau bền chặt trên quãng đường sắp tới.

Sở dĩ có khung thời gian thử việc; bởi lẽ, chỉ một vài cuộc trao đổi, phỏng vấn, nhà tuyển dụng và ứng viên khó có thể hiểu một cách tường tận về đối phương. Chỉ có khi tiếp xúc và va chạm với công việc thực tế cũng như đặt mình vào trong tập thể và văn hóa chung của công ty, bản chất của người lao động mới có thể vì thế mà được bộc lộ một cách chân thật nhất.

Bình thường, thời gian thử việc theo quy định kéo dài trong vòng 2 tháng, cũng có không ít trường hợp kéo dài thêm 1 tháng tiếp theo bởi có một số loại hình công việc đặc thù, công ty chưa để đánh giá được năng lực của người lao động trong vòng 60 ngày ngắn ngủi.

Bên cạnh những trường hợp theo lẽ thường như vậy, cũng có không ít tình huống “bất quy tắc” diễn ra khiến quá trình thử việc diễn ra nhanh chóng hơn thường lệ, thường bắt nguồn từ việc người lao động ngay lập tức nhận ra bản thân không thực sự phù hợp với môi trường và công việc nên chủ động xin phép dừng thử việc chỉ sau vài ngày, thậm chí là một buổi.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp “dở khóc dở cười” hơn khi công ty có những đánh giá mau lẹ và quyết định dừng hợp tác với người lao động chỉ sau vài ngày. Đơn cử, vừa mới đây, trong một hội nhóm quy tụ đông đảo thành viên là dân văn phòng trên mạng xã hội, một cô gái đã có dịp chia sẻ câu chuyện bị công ty ngừng hợp tác chỉ sau 2 ngày thử việc.

Cụ thể, sau 2 ngày thử việc, ‘khổ chủ’ nhận được một email từ nhân sự thông báo rằng cô không phù hợp và chưa thể đồng hành cùng công ty. Để có được quyết định này, nhân sự đã tham khảo ý kiến của các bộ phận làm việc trực tiếp với ‘khổ chủ’ trong công ty và dựa trên các tiêu chí như: kỷ luật, khả năng thích nghi với môi trường, sáng tạo, làm việc đội nhóm, thái độ giao tiếp với mọi người để đánh giá.

Ngay sau khi vừa được chia sẻ, bài đăng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo thành viên trong nhóm. Bất bình trước quyết định có thể nói vội vàng và có phần chưa thật sự hợp lý, thấu đáo của công ty trong câu chuyện nêu trên, rất nhiều ý kiến bày tỏ thái độ đã được để lại bên dưới phần bình luận:

“Mấy công ty mà đòi hỏi nhân viên thích nghi với môi trường văn hóa thường là toàn mấy mống ‘túm năm tụm ba’ tám chuyện thiện hạ bằng dăm ba câu đùa xàm. Nhiều khi nhân viên mới vào nhưng vẫn bắt phải làm như kiểu đã quen thân 8 đời trước vậy. Mấy câu chuyện nhạt như nước ốc nhưng cũng phải gửi lại 1 nụ cười nhạt cho nó gọi là hòa nhập”.

“Hai ngày còn chưa thuộc được cái nội quy công ty chứ ngồi đó mà sáng tạo với chả giao tiếp. 2 ngày đầu tiên thường người ta sẽ cho mình làm quen với công ty mới và đồng nghiệp, nếu phù hợp bạn có thể làm tiếp, không thì bạn có thể nghỉ. Sau hai ngày đó mới chính thức thử việc”.

“Hành chính nhân sự cái kiểu gì mà viết một cái mail cũng không nên hồn. Bố cục trình bày không có, viết hoa viết thường lung tung, lỗi chính tả thì đếm không xuể. Đối với công ty kiểu này thì bạn cũng đừng nên tiếc nuối làm gì, đi sớm có khi còn tốt, đỡ tốn thời gian”.

Thật vậy, 2 ngày là quãng thời gian quá ngắn ngủi để có thể xác định một cách chắc chắn rằng một nhân viên với phù hợp với môi trường và bản chất công việc của công ty hay không. Việc ngừng hợp tác với nhân sự chỉ sau 2 ngày có thể là một quyết định khá vội vàng của công ty.

Góc độ là người lao động trong trường hợp này, nếu thật sự cảm khao khát muốn gắn bó với công ty trong thời gian dài, chị em công sở có thể gặp nhân sự đồng thời trưởng bộ phận để làm rõ những thiếu sót và không phù hợp của bản thân để cải thiện. 

Còn nếu công ty quá vô lý và thể hiện thái độ không chuyên nghiệp, đừng ngần ngại rời bỏ sớm để đỡ tốn thời gian.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.