Nghiệm thu Chương trình Giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống

Nghiệm thu Chương trình Giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống

“Chương trình giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trên cơ sở phát huy di sản các nhà khoa học Việt Nam” được Công viên Di sản các nhà khoa học Việt Nam tổ chức xây dựng gồm 144 chủ đề dành cho 12 khối học sinh phổ thông, hướng đến mục tiêu góp phần thực hiện hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới

Bên cạnh đó, chương trình góp phần trực tiếp vào việc giáo dục lòng tự hào dân tộc, củng cố những giá trị sống, kỹ năng sống phổ quát của nhân loại trong bối cảnh văn hóa Việt Nam, trên cơ sở phát huy di sản các nhà khoa học Việt Nam đã được Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam dày công sưu tập, bảo quản trong suốt hơn một thập kỷ qua.

Chương trình không chỉ giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống đơn thuần, mà còn chứa đựng lòng tự tôn dân tộc, là tâm huyết của các nhà khoa học Việt Nam muốn trao truyền lại cho thế hệ sau những điều tốt đẹp.

Chương trình giáo dục: “Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trên cơ sở phát huy di sản các nhà khoa học Việt Nam” khi được triển khai, vận hành, có thể mang lại nhiều giá trị lý luận và thực tiễn.

Về phương diện lý luận, việc xây dựng chương trình giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh vốn không còn xa lạ trong thời gian qua. Hiện tại, học sinh phổ thông đang được giáo dục bởi nhiều chương trình kỹ năng sống, giá trị sống khác nhau.

Các nhà khoa học phản biện Chương trình “Giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống trên cơ sở phát huy di sản các nhà khoa học Việt Nam”
 Các nhà khoa học phản biện Chương trình “Giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống trên cơ sở phát huy di sản các nhà khoa học Việt Nam”

Tuy nhiên, chương trình “Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trên cơ sở phát huy di sản các nhà khoa học Việt Nam” là chương trình được xây dựng lần đầu tiên, chưa có tiền lệ, với nỗ lực vừa giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, vừa phát huy khối di sản khổng lồ của các nhà khoa học Việt Nam, làm cho những di sản này trở nên sinh động, được lưu giữ hiệu quả trong thực tiễn và trong tâm hồn của các thế hệ.

Chương trình có đóng góp quan trọng về mặt lý luận trong cách tiếp cận: xây dựng dựa trên thực tiễn khối di sản các nhà khoa học Việt Nam lồng ghép trong sự hài hòa với hệ thống giá trị sống, kỹ năng sống mà thanh thiếu niên Việt Nam đang cần hình thành trong bối cảnh hiện nay.

Chương trình giáo dục “Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trên cơ sở phát huy di sản các nhà khoa học Việt Nam” do MEDDOM xây dựng mang tính hệ thống, dành cho học sinh cả 3 cấp học phổ thông. Do đó, chương trình đảm bảo tính kế thừa, tính liên tục về mặt mục tiêu, nội dung.

GS Nguyễn Anh Trí phát biểu tại buổi nghiệm thu
GS Nguyễn Anh Trí phát biểu tại buổi nghiệm thu

Về phương diện thực tiễn, với việc tổ chức học tập và trải nghiệm theo chủ đề tại Công viên di sản các nhà khoa học Việt Nam, chương trình “Giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống trên cơ sở phát huy di sản các nhà khoa học Việt Nam” hướng đến tăng tính thực tiễn cho quá trình giáo dục tổng thể, hỗ trợ học sinh trải nghiệm để hình thành những phẩm chất, năng lực cần thiết trong chương trình giáo dục tại nhà trường thông qua việc tìm hiểu, phát huy khối di sản các nhà khoa học Việt Nam. Do đó, có thể bổ trợ trong việc hoàn thành mục tiêu giáo dục tổng thể trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

Chương trình được xây dựng dựa trên nền tảng khối di sản các nhà khoa học Việt Nam là lời tri ân của xã hội đối với công sức của các nhà khoa học tiền bối đã có công trong việc tạo dựng nền tảng cho các ngành khoa học nước nhà, khuyến khích nhiệt huyết, lòng đam mê khoa học ở các thế hệ trẻ.

Thông qua chương trình các em còn học được những giá trị sống đích thực từ những con người thực, tấm gương thực, giản dị và đời thường, qua đó biết trân trọng các thế hệ cha ông mình, bồi đắp lòng tự hào dân tộc...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ