Người hùng hay tội đồ?

Người hùng hay tội đồ?

Mặc dù mới làm tổng thống chưa đầy một năm, tháng 3 vừa qua, Tổng thống Nayib Bukele đã thực hiện một bước đi đầy kịch tính khi đóng cửa biên giới ngay cả trước khi nước này phát hiện trường hợp nhiễm Coronavirus đầu tiên.

Nhiều người dân Salvador ca ngợi ông vì đã có hành động quyết đoán, góp phần cứu đất nước này khỏi những tác động tồi tệ nhất của đại dịch. Những người khác cho rằng ông vi phạm hiến pháp.

Ông Bukele, 38 tuổi, là tổng thống đầu tiên kể từ khi kết thúc cuộc nội chiến ở Salvador năm 1992. Ông không thuộc về phe nào trong hai đảng chính trị lớn của đất nước. Là con cháu người nhập cư Palestine đến El Salvador, ông ra tranh cử tổng thống như một người ngoài cuộc, với vẻ ngoài phong trần trong chiếc áo khoác mô tô và thế mạnh về phương tiện truyền thông xã hội. Bukele làm rung chuyển mọi thứ ở quốc gia đang bị bào mòn bởi nạn tham nhũng và bạo lực băng đảng khủng khiếp.

Với gần hai triệu người theo dõi trên Twitter và có tỷ lệ ủng hộ hơn 90% trong các cuộc thăm dò trên phương tiện truyền thông này, Bukele đã phá vỡ khuôn mẫu truyền thống đối với các chính trị gia ở nước mình và gây được sự chú ý của quốc tế. Một số nhà phê bình ở El Salvador cảnh báo rằng, phong cách lãnh đạo khác thường của Bukele đang ngày càng làm xói mòn sự phân chia quyền lực và đe dọa nền dân chủ mong manh của đất nước này.

Năm 2019, sau cái chết đuối nước đáng thương của một người cha Salvador và bé gái hai tuổi bên bờ sông Rio Grande, ông thừa nhận El Salvador chịu trách nhiệm về tình trạng trong nước khiến nhiều người di cư phải chạy trốn.

Tháng 9 vừa qua, trước khi có bài phát biểu đầu tiên tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Bukele đã đề nghị cử tọa chờ đợi để ông chụp ảnh selfie, bức ảnh mà sau này Bukele cho rằng có tác động nhiều hơn bài phát biểu đã chuẩn bị của ông.

Tháng 2/2020, Bukele yêu cầu các nhà lập pháp chấp thuận yêu cầu vay 109 triệu USD để bổ sung trang bị cho cảnh sát và binh lính. Quốc hội bác bỏ chiến dịch gây áp lực này, còn nhiều người coi đây là nỗ lực trắng trợn đưa sự thống trị của bạo lực chính trị quay lại đất nước này.

Vào tháng 3, Bukele có cơ hội để thực hiện một hành động táo bạo nữa. Ông đã ban bố lệnh đóng cửa biên giới, sau đó đưa ra các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt, đồng thời dành thực phẩm và tiền bạc cho những người dân nghèo khó. Ông ra lệnh cho quân đội bắt giữ những người vi phạm các biện pháp phòng ngừa và gửi hàng nghìn người đến các trung tâm kiểm dịch của chính phủ. Khi Tòa án tối cao phán quyết các vụ bắt giữ là vi hiến và ra lệnh cho Bukele dừng lại, ông đã từ chối và những người lính vẫn tiếp tục thực thi nhiệm vụ trên đường phố.

Theo công cụ theo dõi Covid-19 của Johns Hopkins, đến nay El Salvador có 1.571 trường hợp nhiễm Coronavirus, 31 người tử vong.

Ngoài ra, ông cũng mạnh tay tuyên chiến với các băng đảng. Nhiều thập kỷ nay, El Salvador đã bị tàn phá bởi bạo lực băng đảng ngoài tầm kiểm soát, khiến đất nước này trở thành một trong những quốc gia nguy hiểm nhất thế giới. Sau khi bạo lực băng đảng gia tăng hồi tháng 4, Bukele đã viết trên Twitter rằng cảnh sát và quân đội có thẩm quyền đáp trả khi cần thiết. Tuy nhiên, một số người cho rằng phản ứng mạnh tay của chính phủ đối với đại dịch đã ngăn chặn những nỗ lực của một số nhóm dùng tôn giáo để thuyết phục các thành viên băng đảng thay đổi hướng thiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".