Nước rau má uống sai cách có thể khiến bạn mất mạng

Rau má là loại rau mọc ở khu vực bờ đầm, bờ ruộng… chốn làng quê. Loại rau dễ mọc, dễ trồng này tuy dung dị nhưng lại có khả năng giải nhiệt cực tốt. 

Theo Trung y, rau má có tính hàn (lạnh), tân (cay), khổ (đắng) có tác dụng dưỡng âm, thanh nhiệt, nhuận gan, giải độc, lợi tiểu, thường được sử dụng để bồi bổ cơ thể, sát trùng, chữa thổ huyết, tả lỵ, khí hư, mụn nhọt, rôm sảy…

Nước rau má thường được sử dụng nhiều vào mùa hè với tác dụng chính để giải nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng nước rau má không đúng cách sẽ gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí có thể khiến bạn mất mạng.

Nước rau má uống sai cách có thể khiến bạn mất mạng ảnh 1

Tác hại khi dùng nước rau má không đúng cách

Ảnh hưởng đến tiêu hóa

Trong thành phần của nước rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Chính vì vậy, nếu bạn đang bị tiêu chảy, lạnh bụng hoặc huyết áp thấp thì không nên uống rau má kẻo thêm bệnh. 

Ngoài ra, trong rau má thường được uống sống nên quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người dùng. Khi ăn hoặc uống rau má bạn nên rửa thật sạch để đảm bảo sức khỏe.

Nếu uống quá nhiều nước rau má hàng ngày, nhất là còn kiểu uống thay nước lọc, tầm 2-3 lít mỗi ngày, bạn sẽ gặp nguy hiểm khó lường.

Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai

Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng mang thai. Loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong thai kì.

Vì thế, phụ nữ đang trong thời kỳ sinh nở và phụ nữ có thai không nên dùng nhiều loại rau này.

Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu

Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.

Không chỉ vậy, đối với người đang có 2 bệnh trên, dùng rau má cùng với uống thuốc điều trị có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.

Không dùng rau má khi uống thuốc

Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol. 

Do đó, uống nước rau má khi đang sử dụng một số loại thuốc này có thể gây họa cho tình trạng sức khỏe của bạn.

Cách sử dụng nước rau má tốt nhất có lợi cho sức khỏe

Rau má không đơn thuần là một loại rau ăn mà còn là một loại thảo dược chữa bệnh. Để uống nước rau má đúng cách, không gây hại sức khỏe, nên làm theo những hướng dẫn sau đây:

- Không nên uống quá nhiều nước rau má, mỗi ngày chỉ nên uống khoảng 40g rau má.

- Không nên sử dụng rau má, uống nước rau má thường xuyên quá 1 tháng. Sau 1 tháng dùng rau má với hàm lượng khuyến cáo, bạn cần ngừng nghỉ ít nhất nửa tháng rồi mới tiếp tục.

- Hạn chế ra nắng vì trong rau má có các hoạt chất phản ứng rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời. Trong trường hợp sử dụng liều lượng rau má cao mà đi ra ngoài nắng còn có thể khiến bạn bị bất tỉnh, mê man.

Không chỉ là phụ nữ đang mang thai mà chị em dự định có thai cũng nên dè chừng loại nước này.

- Phụ nữ mang thai, cho con bú, bệnh nhân tiểu đường, bệnh gan, đang dùng một số loại thuốc không nên sử dụng rau má. Tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ cho trường hợp cụ thể của mình để có lời khuyên đúng đắn nhất.

- Người bị yếu bụng muốn ăn rau má chỉ nên ăn vài lá hoặc khi ăn phải kèm theo lát gừng sống.

- Khi ăn rau má, ép nước rau má cần đảm bảo khâu vệ sinh, tránh nhiễm khuẩn vì rau má mọc sát mặt đất, có khả năng bị nhiều vi khuẩn, thuốc trừ sâu… xâm nhập.

Theo ngoisao.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Cô Nguyễn Thị Thanh Vân, Trường THCS Nguyễn Chuyên Mỹ (An Lão, Hải Phòng) trong giờ dạy Khoa học tự nhiên.

Tiến triển trong dạy học môn tích hợp

GD&TĐ - Sau 3 năm triển khai, nhiều nhà trường khẳng định việc dạy học môn tích hợp, đặc biệt môn Khoa học tự nhiên đã có những tiến triển tích cực.
Học sinh hào hứng dưới sự chỉ dẫn của nghệ nhân.

Truyền dạy văn hoá Hrê trong trường học

GD&TĐ - Tại huyện miền núi Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) nhiều lớp dạy cồng chiêng, múa hát dân ca,… được tổ chức để truyền dạy cho thế hệ con em người Hrê.