Ôn tập Địa lý thế nào trước kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Ôn tập Địa lý thế nào trước kỳ thi tốt nghiệp THPT?

Lưu ý trước hết đến nội dung lý thuyết, cô Đoàn Thị Phưởng cho rằng, điều quan trọng là chuẩn bị kiến thức cơ bản cho từng chủ đề (hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ). Cùng với đó, tăng cường bài tập trắc nghiệm theo từng chủ đề dựa trên cơ sở đề tham khảo; tăng cường các câu hỏi biết, hiểu và vận dụng thấp.

Về kĩ năng, có 2 nội dung chính cần tập trung, đó là kĩ năng Atlat và kĩ năng nhận dạng biểu đồ, nhận xét bảng số liệu và các phép tính trong địa lí.

Với kĩ năng Atlat, nên tập trung rèn luyện học sinh kĩ năng cơ bản cho các phần sau: Địa lí tự nhiên (từ trang 4 đến trang 14); Địa lý dân cư (từ trang 15 đến trang 16); Địa lý các ngành kinh tế (từ trang 17 đến trang 25); Địa lý các vùng kinh tế (từ trang 26 đến trang 30).

+ Về kĩ năng nhận dạng biểu đồ, nhận xét bảng số liệu và các phép tính trong địa lí, cô Đoàn Thị Phưởng nhấn mạnh hướng dẫn các từ khóa thật cụ thể để học sinh nhận dạng biểu đồ và cách nhận xét bảng số liệu. Cùng với đó là tăng cường làm bài tập trắc nghiệm để rèn luyện các kĩ năng.

“Thầy cô cũng nên xây dựng đề thi thử gần giống với đề tham khảo, giúp học sinh phân tích kết quả và rút kinh nghiệm với những lỗi sai, nhầm lẫn thường gặp.

Đối với học sinh yếu, tăng cường rèn luyện kĩ năng Atlat, tập trung ôn luyện những kiến thức cơ bản nhất của chương trình. Bám sát học sinh tăng cường quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh” – cô Đoàn Thị Phưởng chia sẻ.

Đưa ra những lưu ý trong học, ôn tập cũng như làm bài thi để có kết quả cao nhất trong kì thi THPT sắp tới, cô Phưởng khuyên học sinh cần nắm vững cấu trúc đề tham khảo để có những định hướng trong học tập cũng như làm bài thi sắp tới.

Học sinh nên rà soát lại toàn bộ chương trình, luyện đề thi, luyện kỹ năng, chuẩn bị tâm lý vững vàng, tinh thần tỉnh táo chứ không quá lo lắng hoang mang.

Cần tăng cường làm bài tập trắc nghiệm cũng như giải đề để củng cố kiến thức tăng khả năng tư duy phán đoán, cũng như rèn luyện các kĩ năng cơ bản trong địa lí. “Đặc biệt, học sinh không được có tâm lý lơ là, chủ quan, ỷ lại” – cô Đoàn Thị Phưởng nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ