Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử: Học sinh nên học theo chủ đề

Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử: Học sinh nên học theo chủ đề

Đó là kinh nghiệm của Th.S Lê Thị Mười - Giáo viên Lịch sử, Trường THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân, Hà Nội).

Kết hợp ôn tập online và trực tiếp

Cô Mười trao đổi, đối với giáo viên, việc tổ chức hướng dẫn học sinh ôn tập nên tiếp tục áp dụng dưới hai hình thức: Vừa hướng dẫn các em tự ôn tập online, vừa trực tiếp hướng dẫn các em ôn tập trên lớp.

Trước hết các thầy, cô cần rà soát, hệ thống hóa các nội dung trong chương trình của bộ môn, giúp học sinh nắm chắc các kiến thức cơ bản và nâng cao.

Trên cơ sở bám sát các kiến thức chuẩn trong sách giáo khoa, trừ các nội dung đã giảm tải, giáo viên hệ thống hóa các kiến thức theo từng chủ đề, từng chương, từng bài để hướng dẫn các em nhận biết, thông hiểu và vận dụng các kiến thức đó một cách thành thạo.

Các thầy cô cũng cần phải nắm chắc cấu trúc của đề thi minh họa năm 2020 của Bộ GD&ĐT, trên cơ sở đó để ra ma trận đề ôn tập, hướng dẫn học sinh luyện tập theo từng chủ đề, từng đơn vị kiến thức của bộ môn.

Giáo viên cũng cần chú ý việc cho học sinh chọn đáp án và giải thích được vì sao lại chọn đáp án đó, để các em hiểu kỹ hơn nội dung kiến thức đã học.

Trong quá trình ôn tập, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh các công thức học phù hợp với các đơn vị kiến thức, để các em dễ nhớ dễ hiểu bài.

Các thầy cô cần phải phát hiện những “Lỗ hổng kiến thức” của học sinh để giúp các em lấp đầy chỗ trống đó.

Cần phân biệt từng trình độ của học sinh để có phương pháp ôn tập thích hợp. Không nên chỉ chú ý đến các học sinh khá, giỏi mà cần quan tâm đến các học sinh trung bình và yếu kém.

Đối với các học sinh yếu kém, giáo viên cần có tính kiên nhẫn và tận tâm, không nóng nảy, vội vàng để giúp các em tự tin hơn, dễ nhớ và hiểu sâu kiến thức.

Trong quá trình hướng dẫn các em ôn tập, giáo viên cần chú ý đến các phương pháp dạy học thích hợp để lôi cuốn các em và phát huy hết các năng lực học tập ở các em.

Trong đó, không thể thiếu được việc đổi mới sáng tạo phương pháp dạy học, phù hợp với từng nội dung và đối tượng học sinh, để việc ôn tập có hiệu quả. Cần phải giúp các em tự giác, tích cực và sáng tạo trong quá trình ôn tập, nhằm tìm ra con đường ngắn nhất nhưng nhớ lâu, hiểu sâu và vận dụng các kiến thức vào bài thi có hiệu quả.

Ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử: Học sinh nên học theo chủ đề ảnh 1
Cô Lê Thị Mười

Những sai lầm cần tránh

Cô Mười cũng lưu ý học sinh về những sai lầm cần tránh trong quá trình ôn tập, dẫn đến hiệu quả chưa cao. Cụ thể: Vẫn có học sinh chưa tự giác ôn tập, còn ỉ lại vào các thầy cô, chưa tích cực chủ động tham gia ôn luyện.

Nhiều em còn phân bổ thời gian ôn tập chưa hợp lý, chỉ tập trung ôn các môn học mình thích, không chủ động ôn và tập trung vào những môn học còn yếu.

Một số em chưa chú ý việc hệ thống hóa các kiến thức để ôn luyện. Phần lớn các em chưa khắc phục được lối học vẹt trong các môn học xã hội nhất là môn học Lịch sử, nên chưa hiểu sâu kiến thức bài học.

Ngoài ra, nhiều học sinh chưa chú ý đến việc rèn luyện các kỹ năng làm bài. Phần lớn vẫn chọn đáp án theo cảm tính một cách mơ hồ, cầu may mà không theo các nội dung kiến thức cơ bản nên hiệu quả làm bài còn thấp.

Để khắc phục tình trạng trên, cô Mười lưu ý: Học sinh cần tự giác hơn trong ôn tập, có kế hoạch và phân bổ thời gian thích hợp cho từng môn.

Các em cần trang bị cho mình khối lượng kiến thức đầy đủ trên cơ sở hệ thống hóa các kiến thức cơ bản. Tránh lối học vẹt, học tủ, học lệch. Cần nắm chắc các kiến thức cơ bản của môn học. Ngoài việc ôn tập kiến thức, cần rèn luyện các kỹ năng làm bài cho hiệu quả.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Chính thức hóa thực tế

Thế giới
GD&TĐ - Đúng 5 ngày sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống lần thứ 5, Chính phủ Nga chính thức coi đất nước đang ở trong tình trạng chiến tranh.

Đừng bỏ lỡ