Quy định xếp lương đối với giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư

GD&TĐ - Giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư thì được xếp lương như thế nào? - Nguyễn Đình Úy (dinhuy***@gmail.com).

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

* Trả lời:

Vấn đề bạn quan tâm chúng tôi xin được trả lời như sau:

Ngày 21/7/2016, Chính phủ ban hành Nghị định số:117/2016/NĐ-CP “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 204/204/NĐ-CP” ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2016.

Theo đó, Nghị định này có sửa đổi, bổ sung Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) và Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số: 204/2004/NĐ-CP:

Bổ sung vào ghi chú của đối tượng áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định số: 204/2004/NĐ-CP: Đối với viên chức đang xếp lương ở chức danh giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư thì được thực hiện xếp lương như sau:

- Trường hợp chưa xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được xếp lên 1 bậc trên liền kề từ ngày được bổ nhiệm chức danh giáo sư, thời gian xét nâng bậc lương lần sau kể từ ngày giữ bậc lương cũ.

- Trường hợp đã xếp bậc cuối cùng của chức danh giảng viên cao cấp thì được cộng thêm 3 năm để tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm chức danh giáo sư.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh: Quốc Bình

Đu đủ là vừa!

GD&TĐ - Trước khi trời đổ mưa rào giao mùa Xuân sang Hạ, chị liền hối đứa nhỏ bắc ghế hái những quả đu đu đã lớn hết cỡ, vỏ ngả ương ương.
Đau đầu hay nhức đầu là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp phải ở bất cứ nhóm tuổi nào. Ảnh minh họa: INT

Đi tìm nguyên nhân gây bệnh đau đầu

GD&TĐ - Có hai nhóm nguyên nhân chính gây đau đầu là nguyên phát và thứ phát, trong đó, đau đầu nguyên phát chiếm 90% và là cơn đau do bệnh lý cụ thể gây ra.