Thầy giáo đưa phượng hồng vào bảng phấn

Thầy giáo đưa phượng hồng vào bảng phấn

Đam mê vẽ từ nhỏ, ngày còn học tiểu học, thầy Du từng giành giải vẽ của trường. Nhưng lớn hơn, yêu cầu học các môn văn hóa ngày càng nhiều, mục đích thi cử đặt lên vai đã cuốn phăng niềm đam mê nghệ thuật đó. Đến khi vào giảng đường ĐH, thầy mới có thời gian để quay trở về đam mê thuở thiếu thời. Vốn là cựu sinh viên ngành Giáo dục tiểu học của Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ), hai năm cuối đại học, được học môn Mỹ thuật nhiều, thầy Du dành nhiều thời gian vẽ - môn nghệ thuật yêu thích từ thuở nào.

Thầy Du hiện là giáo viên chủ nhiệm lớp 4, dạy các môn văn hóa chứ không chỉ giảng chuyên về Mỹ thuật. Thầy cho biết: Đi dạy học mới thấy việc trang trí bảng, viết chữ đẹp rất quan trọng trong phương pháp dạy học sinh và cũng tạo ra niềm vui nho nhỏ với công việc của mình.

Thầy giáo đưa phượng hồng vào bảng phấn ảnh 1

Hè năm trước, thầy tham gia đợt giao lưu trang trí bảng ở Hà Nội. Sau đó truyền lại kinh nghiệm cho thầy cô ở trường. Ý tưởng vẽ hoa phượng lên bảng xuất phát từ chính thực tế hàng loạt cây phượng bị đốn hạ trong các sân trường. Trong khi đó, loài hoa này gắn liền với tuổi học trò. Vì thế, thầy muốn giới thiệu mọi người và học sinh của mình các bức vẽ với hy vọng hình ảnh loài hoa được tái hiện lại trên bảng.

Thầy Du không chỉ vẽ mà còn viết rất đẹp. Theo chia sẻ của thầy: Viết chữ đẹp và vẽ trang trí bảng là một trong những đam mê của bản thân từ rất lâu. "Để vẽ cành hoa phượng, trước tiên mình phải quan sát kỹ hoa ngoài đời, qua các bức ảnh trên mạng. Tìm hiểu về đặc điểm, màu sắc, hình dáng. Sau đó, phác họa lên bản nháp trên giấy để xác định vị trí phù hợp trên bảng. Khi vẽ trên bảng, dùng các loại phấn màu để thể hiện. Đặc biệt, mỗi lần trang trí bảng xong, điều làm mọi người xót nhất là khi... xóa bảng", thầy Du nói.

Ngoài ra, thầy Du cũng ứng dụng trình bày, trang trí làm nổi bật các nội dung cần ghi nhớ để học sinh thấy hứng thú, tập trung, chú ý hơn đến các kiến thức ghi trên bảng. Cứ mỗi dịp khai giảng, Tết Trung thu, Giáng sinh hay đơn giản là sinh nhật của học sinh trong lớp, thầy lại thực hiện một tác phẩm. Đến nay, thầy lưu giữ hình ảnh của hàng chục bức tranh trên bảng phấn do mình vẽ. Ngoài vẽ, thầy Du thích chụp ảnh nên thường xuyên chụp lại các tác phẩm của mình đăng lên mạng xã hội.

Do nhiều người chú ý và hỏi học, thầy đã mở lớp dạy vẽ tranh trên bảng trong một tháng qua với khoảng 20 học viên. Người học chủ yếu là thầy cô trong và ngoài Trường Nghĩa Hưng có cùng đam mê hội họa.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.