Xứng danh “Nhà giáo của năm”

Xứng danh “Nhà giáo của năm”

Cải tiến xây dựng kế hoạch giáo dục

Từ ngôi trường nhỏ bé, nằm sâu trong ngõ và chưa có "tên tuổi" trong hệ thống giáo dục Hà Nội, cô Lập quyết tâm xây dựng thương hiệu nhà trường, đem đến sự hài lòng cho học sinh và phụ huynh. Với năng lực và tư duy nhạy bén, cô quyết tâm xây dựng, sửa chữa lại cơ sở vật chất, trường lớp khang trang, hiện đại để học sinh được học tập trong môi trường tốt nhất; đổi mới tư duy, nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên.

"Nhiều sáng kiến, sáng tạo của chúng tôi bắt đầu từ những yếu tố cốt lõi, mang tính sống còn, đó là sự thay đổi từ con người, diện mạo, cho đến các hoạt động giáo dục" – cô Lập bộc bạch, đồng thời viện dẫn: Đơn cử như sáng kiến, sáng tạo phát huy quyền tự chủ trong việc thu gọn bộ máy tổ chức, tổ nhóm chuyên môn, tinh giản đội ngũ, xây dựng cụ thể các tiêu chí để lựa chọn ra những thầy cô nhiệt tình, tâm huyết, năng động và sáng tạo; kiên quyết dừng hợp đồng làm việc với những giáo viên không đủ phẩm chất và năng lực. Cụ thể, từ 158 cán bộ giáo viên, nhân viên năm học 2014 - 2015 đến năm học 2019 - 2020 xuống còn 79 người.

Ngoài ra, cô Lập còn cải tiến, sáng tạo trong xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, thông qua việc tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề thiết thực, bổ ích như dạy học theo chủ đề nhằm phát triển năng lực học sinh; Dạy học tích hợp liên môn, giáo dục bảo vệ môi trường; Tích hợp kỹ năng sống, thực hành pháp luật trong dạy và học; Tiếp cận dạy học trải nghiệm; Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THPT trong thời công nghệ 4.0; Tự chủ xây dựng kế hoạch nhà trường; Tiếp cận giáo dục STEM trong dạy và học…

"Đặc biệt, từ năm học 2018 - 2019, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch 5 năm thực hiện mô hình "Lớp học hạnh phúc", "Trường học hạnh phúc" thông qua các chuyên đề có ý nghĩa thiết thực, sâu sắc, phù hợp với thực tiễn của nhà trường như giáo viên chủ nhiệm với kỹ năng xây dựng Lớp học hạnh phúc; Tình yêu thương - nền tảng xây dựng lớp học hạnh phúc; Học sinh cùng thầy cô xây dựng lớp học hạnh phúc; Chia sẻ kĩ năng truyền thông để xây dựng trường học hạnh phúc. Đây là giai đoạn đầu của lộ trình 5 năm thực hiện mục tiêu "Xây dựng Trường học hạnh phúc" - cô Lập chia sẻ.

Kiến tạo môi trường giáo dục mới

Xứng danh “Nhà giáo của năm” ảnh 1
Cô Lưu Thị Lập trong ngày khai giảng năm học 2019 – 2020. Ảnh: NVCC

Cô tâm niệm, nhà giáo phải luôn đặt chữ Tâm lên hàng đầu. Trên cương vị người quản lý, cô chưa bao giờ quên rèn luyện điều đó cho chính mình. Chữ Tâm của cô thể hiện qua mục đích nghề nghiệp, ý thức, tinh thần trách nhiệm trong công việc, lối sống chuẩn mực, cách ứng xử trong các mối quan hệ giao tiếp với đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh và những người xung quanh. Trong bất cứ hoạt động, công việc nào, cô cũng luôn là người gương mẫu đi đầu; bởi theo cô cấp trên có chấp hành nghiêm túc, thì cấp dưới mới làm theo.

Gần gũi, thân tình, cởi mở và tôn trọng đồng nghiệp nên cô Lập được đồng nghiệp, phu huynh học sinh nể trọng. Với đặc thù là trường công lập tự chủ về tài chính, hội đồng sư phạm nhà trường gồm 3 thành phần: Biên chế, cơ hữu, thỉnh giảng, nhưng dưới sự quản lý của cô, mọi người đều cảm thấy trường học chính là tổ ấm, mái nhà chung của mình. Trong công việc, cô nắm rất rõ điểm mạnh và hạn chế của từng người; từ đó giao việc phù hợp với mỗi cá nhân, để mọi người đều có cơ hội phát huy năng lực, sở trường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cô cho biết, năm học 2018 - 2019, cô đạt giải A sáng kiến kinh nghiệm cấp TP với đề tài "Phát huy quyền tự chủ trong công tác quản lý chuyên môn ở trường THPT Hoàng Cầu, TP Hà Nội". Sáng kiến đã được áp dụng ở nhiều đơn vị, mang lại hiệu quả cho hoạt động giáo dục nói chung và đặc biệt mô hình trường THPT công lập tự chủ nói riêng. "Đây chính là động lực để chúng tôi tiếp tục đổi mới, tiếp tục sáng tạo và cống hiến" – cô Lập quả quyết, đồng thời bộc bạch: Mọi sự sáng tạo đều bắt nguồn từ tâm huyết. Và cô cùng các đồng nghiệp đã dành trọn tâm huyết của mình cho học trò, cho ngôi Trường THPT Hoàng Cầu. Sự thay da đổi thịt từng ngày của ngôi trường là niềm vui và hạnh phúc của cô cũng như những đồng nghiệp đã gắn bó với nhà trường trong suốt những năm tháng qua.

Cô chia sẻ: "Nếu như cách đây 5 năm, chúng tôi còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu của nhà trường, thì chính những kết quả đạt được từ những sáng kiến, sáng tạo trong thời gian qua, đã giúp chúng tôi tự tin hoạch định kế hoạch giáo dục trong thời gian tiếp theo. Đó là thực hiện sứ mệnh "Nỗ lực kiến tạo một môi trường giáo dục: Yêu thương - An toàn - Tôn trọng, trang bị cho học sinh những giá trị cốt lõi của công dân thế kỉ 21: "Yêu thương - Kỷ luật - Trung thực - Hợp tác - Sáng tạo - Trách nhiệm" để hướng đến mục tiêu xây dựng Trường THPT Hoàng Cầu là ngôi trường hạnh phúc cho mỗi học sinh thân yêu!".

Từ năm 2014 đến nay, nhà trường đã tiết kiệm chi tiêu, nâng cấp và xây mới phòng học, nhà hiệu bộ, khu vệ sinh của học sinh. Hiện nay, nhà trường có 20 phòng học được trang bị: Máy chiếu, điều hòa, loa đài, thiết bị trợ giảng; các phòng chức năng hiện đại; 1 thư viện với hơn 15.000 đầu sách và đạt danh hiệu "Thư viện Tiên tiến"... Cô Lưu Thị Lập

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà ga xe lửa ở thành phố Dnipro, một trong những trung tâm hậu cần lớn nhất của quân đội Ukraine bị tấn công tên lửa ngày 19/4/2024

Phòng không Ukraine suy yếu

GD&TĐ - Ngày 19/4/2024, Nga đã tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn vào nhiều khu vực quân sự quan trọng của lực lượng Kiev.