Nhật Bản: Đề xuất thay đổi năm học mới sau dịch Covid-19

Nhật Bản: Đề xuất thay đổi năm học mới sau dịch Covid-19

Nếu bắt đầu năm học vào tháng 9, Nhật Bản sẽ giống như nhiều nước phương Tây. Tuy nhiên, việc này sẽ có tác động lớn đối với việc tuyển dụng của doanh nghiệp vì hầu hết các công ty đều tiến hành tuyển dụng SV sau khi tốt nghiệp vào tháng 4 – thời điểm năm tài chính bắt đầu.

“Đây là một cơ hội vàng” – giám đốc nghiên cứu Kunihiko Miyake của Viện nghiên cứu toàn cầu Canon cho biết – “Nó sẽ thay đổi đáng kể suy nghĩ, GD, việc tuyển dụng và khiến xã hội linh hoạt hơn để chúng ta có thể tồn tại”.

Những lo ngại về một năm học bị cắt ngắn đã xuất hiện sau khi các trường đóng cửa vào tháng 3 do dịch Covid-19 bùng phát. Việc này làm dấy lên tranh luận về việc thay đổi thời gian bắt đầu năm học mới và được chính trị gia cao cấp ủng hộ, trong đó có thống đốc Tokyo Yuriko Koide.

Ý tưởng thay đổi thời gian bắt đầu học kỳ đã có từ hàng thập kỷ nay. Một đề xuất năm 2011 của ĐH Tokyo đã không nhận được nhiều sự ủng hộ.

Tuy nhiên, giờ đây các cuộc khảo sát cho thấy nhiều cử tri và hầu hết các thống đốc trong khu vực đều ủng hộ, mặc dù đa số thống đốc phản đối thay đổi trong năm nay. Đảng Dân chủ tự do (LDP) của Thủ tướng Shinzo Abe đã thành lập một nhóm làm việc để đưa ra khuyến nghị vào tháng tới.

“Tôi rất mong muốn thay đổi tình hình theo hướng toàn cầu. Đó là một cơ hội lớn, nhưng chúng ta phải tiến lên từng bước một” - Cựu Bộ trưởng GD Masahiko Shibayama nói và cho biết nếu thay đổi trong năm nay sẽ tạo ra sự căng thẳng.

Những người ủng hộ cải cách cho biết việc bắt đầu năm học vào tháng 9 sẽ giúp SV nước ngoài tới Nhật và người Nhật ra nước ngoài học tập dễ dàng hơn.

Số SV Nhật du học cao đỉnh điểm vào năm 2004 trước khi suy giảm. Những nỗ lực của chính phủ đã tăng số SV du học nhưng đa phần chỉ trong thời gian ngắn hạn, thường là một tháng trở xuống.

Điều đó phần lớn là do hầu hết các công ty Nhật thuê SV ĐH vào tháng 4, do đó những SV ra nước ngoài lo sợ sẽ mất cơ hội xin việc làm.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ